Kỹ sư dịch vụ (tiếng Anh : Service Engineer) là vị trí đóng vai trò quan trọng trong các công ty thuộc nhóm ngành sản xuất và cũng là một trong những ngành nghề bị thiếu hụt nhân lực tại nhiều quốc gia khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về nghề kỹ sư dịch vụ để xem liệu đây có phải là nghề phù hợp với bạn hay không nhé.

Kỹ sư dịch vụ là gì ?

Như các bạn cũng biết, với nhóm ngành sản xuất thì ngoài việc thiết kế, lắp đặt và tạo ra sản phẩm thì công việc quan trọng không kém chính là đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Và đây chính là công việc của các kỹ sư dịch vụ. Nói chính xác hơn, công việc của kỹ sư dịch vụ là quản lý chất lượng cũng như là bảo trì máy móc thiết bị điện điện tử hoặc cơ khí. Ngoài tên gọi “kỹ sư dịch vụ” thì một số công việc sử dụng cách gọi khác như “kỹ sư quản lý an toàn”, “kỹ sư thiết bị”, “nhân viên kỹ thuật” …
Ngoài ra, tùy loại máy móc được sử dụng thì những công cụ khổ lớn như xe nâng hay thiết bị điều hòa, thiết bị văn phòng cho đến thiết bị khổ nhỏ như máy cảm biến chi tiết sẽ đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên môn khác nhau.
Nội dung công việc thường gặp của kỹ sư dịch vụ là kiểm tra định kỳ thiết bị của khách, sửa chữa khi có sự cố hoặc lắp đặt máy móc mới và tiến hành chạy thử cho khách.
Vời những thiết bị quy mô lớn như của nhà máy hóa chất thì kỹ sư kỹ thuật phải lên kế hoạch chuyên môn chi tiết từ việc lắp đặt, vận chuyển thiết bị và kế hoạch bảo trì định kỳ.

Công việc cụ thể của kỹ sư dịch vụ

– Tư vấn và lắp đặt thiết bị: để tránh trường hợp đổi trả do hàng hóa không phù hợp hay lắp đặt sai gây hư hỏng thì kỹ sư dịch vụ sẽ tiến hành tư vấn loại hàng hóa phù hợp với điều kiện của khách, cũng như trực tiếp giao hàng và tiến hành lắp đặt, chạy thử thiết bị
– Bảo quản và kiểm tra định kỳ hàng hóa của khách hàng: ngoài việc kiểm tra định kỳ theo thời gian quy định của mỗi loại hàng hóa, thiết bị, kỹ sư dịch vụ phải luôn chuẩn bị sẵn dụng cụ để có thể xử lý tình huống phát sinh ngay lập tức tại chỗ khách hàng khi thiết bị, hàng hóa xảy ra sự cố
– Lắng nghe nguyện vọng khách hàng: ngoài việc bảo trì thì việc lắng nghe nguyện vọng khách hàng đã sử dụng sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện sản phẩm mới

Một ngày làm việc của kỹ sư dịch vụ

Thời gian làm việc một ngày của kỹ sư dịch vụ chủ yếu là ở chỗ khách hàng.
Tùy theo địa điểm khách hàng, thiết bị và tính chất công việc mà thời gian làm việc tại chỗ của khách hàng sẽ khác nhau nhưng thông thường trong 1 ngày sẽ đến 3 ~ 5 chỗ.
Cũng chính vì vấn đề này mà lịch trình làm việc cũng sẽ không cố định, có khi phải đi từ sáng sớm và cũng có khi phải đi lúc chiều tối nếu sự cố phát sinh đột ngột.
Dưới đây là lịch làm việc trong một ngày của kỹ sư dịch vụ cho công ty sản xuất máy photocopy:

9:00 – Bắt đầu vào làm
9:30 – Đến nơi khách hàng 1 để bảo trì
10:30 – Báo cáo cho khách hàng 1
11:30 – Trở về công ty, họp với phòng kinh doanh
12:00 – Nghỉ trưa
13:30 – Đi đến nơi khách hàng 2 để chuyển hàng và lắp đặt thiết bị
14:30 – Lắp đặt và chạy thử
15:30 – Xác nhận và báo cáo cho khách hàng 2
16:00 – Đi đến nơi khách hàng 3 để kiểm tra định kỳ
18:00 – Trở về công ty, kiểm tra kho
19:00 – Kết thúc công việc trong ngày

Lý do trở thành Kỹ Sư Dịch Vụ

Dưới đây là một số lý do khiến cho nhiều người chọn trở thành làm kỹ sư dịch vụ
– Niềm vui khi được tiếp xúc với nhiều loại máy móc, thiết bị : những bạn có đam mê mày mò nghiên cứu máy móc sẽ rất hứng thú với việc tự lắp ráp, sửa chữa thiết bị mà không phải do bản thân tự thiết kế hay có bản vẽ. Càng tiếp xúc nhiều loại máy móc khác nhau thì các bạn càng học hỏi thêm nhiều kiến thức liên quan
– Phát huy năng lực của người kỹ sư: sửa chữa những loại máy móc mà không phải người nào làm cũng được, đó là lý do vì sao họ được gọi là kỹ sư. Việc vận dụng kiến thức và kinh nghiệm chuyên ngành vào những thiết bị và dụng cụ khác nhau sẽ giúp cho kỹ sư có thể phát huy năng lực bản thân
– Cống hiến xã hội: việc cung cấp dịch vụ sửa chữa, hỗ trợ khách hàng sẽ giúp cho khách hàng tiết kiệm chi phí vận hành công việc và thay đổi sản phẩm mới, góp phần đóng góp cho sự phát triển của xã hội
– Thử thách bản thân: ngành kỹ sư dịch vụ không có bằng cấp cố định nên kể cả những bạn không có chuyên ngành cũng có thể tích cực thử sức sang lĩnh vực mới. Tuy không có bằng cấp nhưng nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm dùng đến máy móc thiết bị hoặc hiểu biết về chúng thì sẽ gặp khó khăn hơn trong vấn đề xin việc.
– Tiếp xúc với khách hàng: khác với ngành thiết kế và phát triển sản phẩm thì kỹ sư dịch vụ được tiếp xúc với nhiều khách hàng hơn và trực tiếp được nghe lời khen hoặc đánh giá tốt về dịch vụ từ khách hàng
– Di chuyển đến nhiều vị trí khác nhau: với những bạn không thích ngồi yên một chỗ thì công việc này khá phù hợp vì kỹ sư dịch vụ phải liên tục di chuyển đến nhiều khu vực khác nhau

Xem thêm : Chuyên ngành điện, điện tử, thiết bị bán dẫn